Điều trị đau lưng mãn tính bằng vật lý trị liệu kết hợp với luyện tập phục hồi chức năng

Điều trị đau lưng mãn tính bằng vật lý trị liệu kết hợp với luyện tập phục hồi chức năng

Ngày nay, các bệnh lý về cột sống thắt lưng như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,... là một trong những căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên song ngày càng có xu hướng trẻ hóa và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Có nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh lý về cột sống, một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về cột sống thắt lưng do lối sống ít vận động, làm việc nhiều trong tư thế ngồi, đặc biệt với những người làm việc trong văn phòng, dẫn tới cột sống bị cong, vẹo, lệch, các bó cơ ở hai bên cột sống bị co cứng, yếu và mất cân đối; các khớp ở cột sống lưng trở nên hạn chế vận động, các đĩa đệm lồi ra ngoài,… gây chèn ép dây thần kinh và bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện đau nhói, nhức mỏi cơ xung quanh cột sống thắt lưng, có thể lan xuống một hoặc hai chân. Khi có dấu hiệu đau, bệnh nhân thường có tâm lý lo lắng e ngại, sợ không dám vận động hoặc vận động hạn chế, sau một thời gian cơ có biểu hiện yếu dần, tầm vận động cột sống thắt lưng hạn chế, chức năng sinh hoạt và di chuyển của bệnh nhân bị suy giảm. Từ đó, bệnh lý về cột sống càng trở nên trầm trọng hơn.

Ngày nay, các bệnh lý về cột sống thắt lưng như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,... là một trong những căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên song ngày càng có xu hướng trẻ hóa và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Có nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh lý về cột sống, một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về cột sống thắt lưng do lối sống ít vận động, làm việc nhiều trong tư thế ngồi, đặc biệt với những người làm việc trong văn phòng, dẫn tới cột sống bị cong, vẹo, lệch, các bó cơ ở hai bên cột sống bị co cứng, yếu và mất cân đối; các khớp ở cột sống lưng trở nên hạn chế vận động, các đĩa đệm lồi ra ngoài,… gây chèn ép dây thần kinh và bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện đau nhói, nhức mỏi cơ xung quanh cột sống thắt lưng, có thể lan xuống một hoặc hai chân. Khi có dấu hiệu đau, bệnh nhân thường có tâm lý lo lắng e ngại, sợ không dám vận động hoặc vận động hạn chế, sau một thời gian cơ có biểu hiện yếu dần, tầm vận động cột sống thắt lưng hạn chế, chức năng sinh hoạt và di chuyển của bệnh nhân bị suy giảm. Từ đó, bệnh lý về cột sống càng trở nên trầm trọng hơn.

Hình 1. Thăm khám bệnh nhân đau lưng ở Viện Vật lý Y Sinh học

Hiện nay, ở nước ta việc điều trị phục hồi chức năng của cột sống thắt lưng cho các bệnh nhân bị đau lưng đặc biệt là đau lưng mãn tính chưa được quan tâm đúng mức; chi phí điều trị cũng không hề nhỏ và thường chỉ là điều trị các triệu chứng là điều trị đau chứ không phải điều trị căn nguyên của bệnh đặc biệt là việc phục hồi chức năng vận động cột sống thắt lưng cho bệnh nhân. Điển hình là những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ và trung bình, đã vội tìm ngay đến những phương pháp can thiệp như mổ nội soi, mổ hở,… để giảm những cơn đau tức thời. Các cơn đau thuyên giảm ngay sau mổ, nhưng quay trở lại với cường độ cao hơn và độ lặp lại nhiều hơn do các bó cơ và cấu trúc cột sống đã thay đổi rất nhiều sau phẫu thuật: cơ dần trở nên yếu, mất cân bằng hơn, không còn giữ được vị trí các đốt sống đã bị suy yếu hoặc tác động sau phẫu thuật. Khi đó, các cơn đau xuất hiện thường xuyên liên tục hơn (mãn tính) kèm theo việc gây co cứng cơ, giật cơ,  chức năng vận động bị suy yếu rõ rệt, không còn đảm bảo được những hoạt động sinh hoạt bình thường như đi, đứng, ngồi.

Đối với nhiều bệnh nhân không muốn sử dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa thì thường chú ý tới việc điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin, nặng có thể dùng các thuốc giảm đau opioid như: codein, tramadol,... Nhưng việc sử dụng thường xuyên, lâu dài với liều lượng cao các thuốc giảm đau cho điều trị đau mãn tính có thể gây ra những tác dụng phụ như suy gan, suy thận, gây viêm loét dạ dày-tá tràng và các nguy cơ tim mạch. Một số thuốc làm giãn cơ ở vùng đốt sống thắt lưng như cyclobenzaprine, methocarbamol... có tác dụng giảm đau nhưng có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, khô miêng, bí tiểu...

Với nhiều bệnh nhân khác thì phương pháp điều trị bằng các tác nhân vật lý như châm cứu, kéo giãn cột sống, nhiệt trị liệu... thường được chú trọng hơn cả vì làm giãn cơ, giảm đau chống viêm mà không gây tác dụng phụ, kết hợp kèm theo các bài tập vận động để phục hồi chức năng vận động cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra là: việc vận động, tập luyện như thế nào cho đúng cách, đủ liều lượng, phù hợp với mỗi một đối tượng bệnh nhân với mức độ bệnh lý, và tầm vận động khác nhau để phát huy tối đa hiệu quả của việc luyện tập là một vấn đề rất lớn không chỉ đối với bệnh nhân và ngay cả các bác sỹ điều trị.

Hình 2. Điều trị đau cơ xương bằng vật lý trị liệu

Ở trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền y học thể thao phát triển mạnh ở Châu Âu như CHLB Đức, việc phục hồi chức năng vận động của cột sống thắt lưng, đã được chỉ định bằng nhiều phương pháp, một trong số đó là phương phương pháp luyện tập thể thao trị liệu (Medical Training Therapy-MTT) [1-3]. Đây là phương pháp tập luyện chủ động ứng dụng các nguyên lý, phương pháp trong luyện tập thể thao cho các vận động viên để tăng sức mạnh, sức bền của các nhóm cơ nhưng có sự thay đổi cho phù hợp với từng thể trạng, sức khỏe của bệnh nhân có bệnh lý về cột sống thắt lưng. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi bệnh nhân khi tập luyện theo phương pháp này, sức mạnh và sức bền của các bó cơ liên quan đến cột sống thắt lưng (cơ bụng, cơ lưng, và cơ hai bên cạnh sống) được phát triển một cách tối ưu, độ linh động của các khớp đốt sống lưng được cải thiện rõ rệt, từ đó giải phóng chèn ép dẫn tới giảm đau và dần dần phục hồi lại chức năng vận động của cột sống thắt lưng cho bệnh nhân [4].

Đi kèm với phương pháp luyện tập này là hệ thống chuyên biệt các thiết bị luyện tập để tập tăng sức mạnh, sức bền và sức nhanh của các nhóm cơ lưng (như hình 1, 2 và 3) từ đó lại phục hồi lại chức năng vận động của cột sống. Thiết bị này thoạt nhìn hình dáng trông như các máy tập trong phòng tập gym thông thường nhưng thực ra đây là thiết bị y tế dùng trong phục hồi. Ưu điểm của các thiết bị này so với các thiết bị vận động trị liệu thông thường khác mà chúng ta thường thấy trong các khoa phục hồi chức năng ở các bệnh viện, cơ sở y tế khác là khả năng đo đạc chính xác được biên độ vận động (ROM) của cột sống lưng và lực co cơ đẳng trường tối đa (maximal Isometric Strength) cho bệnh nhân đau lưng mãn tính[5]. Trên cơ sở đó, tải tập cho bệnh nhân được xác định chính xác, bệnh nhân thường xuyên kiểm tra kết quả và điều chỉnh thích hợp trong khi luyện tập, tránh trường hợp bệnh nhân tập quá tải, hoặc dưới ngưỡng không đủ liều lượng để kích thích phát triển cơ. Ngoài ra khi cơ hoạt động đủ ngưỡng, nó làm thay đổi, nảy sinh các hoóc-môn có lợi cho cơ thể [6]. Một trong số đó là hoóc môn nội sinh thần kinh endorphins, chất này làm cho cơ thể cảm thấy hưng phấn và làm dịu các cơn đau giúp bệnh nhân thoải mái trong và sau tập luyện [6].

Đặc biêt, mỗi một thiết bị tập được thiết kế tập theo một nhóm cơ nhất định. Ví dụ như việc tập cơ lưng, có ba thiết bị tập lưng theo ba nhóm cơ lưng khác nhau tương ứng với các động tác tập gập, tập duỗi và tập xoay lưng hai bên (hình 1, 2 và 3). Khi bệnh nhân tập, thì thiết bị cố định tất cả các nhóm cơ khác, như cơ đùi, cơ hông, và chỉ cho phép bệnh nhân tập duy nhất cơ lưng, điều này cho phép nâng cao hiệu quả tối đa cho các nhóm cơ lưng. Ngoài ra, để tăng  tính điều khiển của hệ thần kinh cơ cho bệnh nhân khi tập, trên thiết bị này đều có máy tính ghi nhận sự phản hồi sinh học (biofeedback) của chuyển động cơ khi co duỗi [7]. Tất cả các thông tin về người tập- bệnh nhân được ghi nhớ, lưu trữ trong hệ thống phần mềm, và khi tập theo phương pháp này tương tác giữa bệnh nhân và người hướng dẫn luyện tập trên thiết bị rất gần gũi, gắn bó tạo sự tin tưởng và quyết tâm trong khi luyện tập của người bệnh. Mục tiêu cuối cùng là bệnh nhân được luyện tập một cách chính xác, an toàn và hiệu quả.

 Steens V. K et al., đã nghiên cứu sự hiệu quả của việc  sử dụng các thiết bị này để tập làm tăng sức mạnh của các nhóm cơ trong động gập, duỗi và xoay lưng trên bệnh nhân trong tư thế ngồi , đặc biệt là tăng sức mạnh của các cơ dựng cột sống (lumbar multifidus), đóng vai trò rất quan trọng để ổn định các đoạn của đốt sống thắt lưng [7, 8]. Phát hiện này chứng minh cho tính hiệu quả trong các nghiên cứu của Elnaggar IM et al., [9]  về phục hồi chức năng của cột sống thắt lưng bằng các động tác như gập, duỗi lưng [9],  và của Kumar T et al., về việc tập tăng sức mạnh của các nhóm cơ trung tâm core muscle strengthening trong điều trị đau lưng mãn tính cho bệnh nhân [10].

Ngoài ra, để phục hồi toàn diện chức năng cho bệnh nhân bị đau lưng mãn tính thì ngoài việc tập trên các thiết bị này bệnh nhân còn được khuyến khích tập các bài tập nhằm phối hợp như tập với miếng ván, tập với bóng và tập thăng bằng, nâng cơ chân,... để phục hồi toàn diện lại chức năng vận động của bệnh nhân.

Hiện nay, Viện Vật lý Y Sinh học là một trong những đơn vị đầu tiên nghiên cứu ứng dụng triển khai phương pháp mới này, mang lại sự an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp mãn tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Broll-Zeitvogel EGrifka JBauer JRoths PHDegryse P. Medical training therapy in lumbar syndromes. Orthopade 1999; 28 :932-8.
  2. Liddle SDBaxter GDGracey JH. Exercise and chronic low back pain: what works? Pain  2004; 107:176-90.
  3. Kankaanpää MTaimela SAiraksinen OHänninen O. The efficacy of active rehabilitation in chronic low back pain. Effect on pain intensity, self-experienced disability, and lumbar fatigability. Spine 1999; 24:1034-42.
  4. Scharrer MEbenbichler GPieber KCrevenna RGruther WZorn CGrimm-Stieger MHerceg MKeilani MAmmer K. A systematic review on the effectiveness of medical training therapy for subacute and chronic low back pain. Eur J Phys Rehabil Med 2012; 48:361-70.
  5. Roussel NATruijen SDe Kerf ILambeets DNijs JStassijns G. Reliability of the assessment of lumbar range of motion and maximal isometric strength in patients with chronic low back pain. Arch Phys Med Rehabil. 2008; 89:788-91.
  6. Vu Cong Lap.  Physical medicine and rehabilitation: development orientations. Journal of 175 Practical Medicine and Pharmacy 2016; 5: 5-12.
  7. Stevens VKParlevliet TGCoorevits PLMahieu NNBouche KGVanderstraeten GGDanneels LA. The relevance of increasing resistance on trunk muscle activity during seated axial rotation. Physical Therapy in Sport 2007; 8: 7-13
  8. Stevens VKParlevliet TGCoorevits PLMahieu NNBouche KGVanderstraeten GGDanneels LA. The effect of increasing resistance on trunk muscle activity during extension and flexion exercises on training devices.  J Electromyogr Kinesiol 2008; 18:434-45.
  9. Elnaggar IMNordin MSheikhzadeh AParnianpour MKahanovitz N. Effects of spinal flexion and extension exercises on low-back pain and spinal mobility in chronic mechanical low back pain patients. Spine 1991; 16:967-72
  10. Kumar TKumar SNezamuddin MSharma VP. Efficacy of core muscle strengthening exercise in chronic low back pain patients. J Back Musculoskelet Rehabil. 2015; 28: 699-707

 

← Bài trước Bài sau →
Icon-Youtube Youtube Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Lên đầu trang