NGÓN TAY LÒ XO

NGÓN TAY LÒ XO

NGÓN TAY LÒ XO 


1. Ngón tay lò xo là gì?
       Ngón tay lò xo (trigger finger) là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân, khi uốn cong và duỗi thẳng ngón tay ra sẽ gây ra hiện tượng “bật lò xo”.
       Ngón tay lò xo thường có rất nhiều tên gọi khác nhau:
       - Ngón tay bật
       - Ngón tay lò xo
       - Ngón tay cò súng
       - Viêm bao gân

2. Nguyên nhân gây ra bệnh ngón tay lò xo?
       Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngón tay lò xo. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: 
       - Thường xuyên sử dụng các động tác ngón tay lặp đi lặp lại do đặc thù nghề nghiệp
       - Chấn thương thể thao hoặc hoạt động hằng ngày
       - Thoái hóa khớp gây tổn thương cấu trúc quanh khớp, trong đó có điểm bám gân
       - Gout , tiểu đường và các tình trạng bệnh lí khác không kiểm soát có thể gây nên

 

3. Triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo:
       - Cảm giác được tiếng “bật” ở gân khi gấp hoặc duỗi ngón tay. 
       - Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng và cần nỗ lực lớn để di chuyển 
       - Có thể sờ thấy hạt xơ nhỏ di động dọc gân gấp khi gập - duỗi ngón tay
       - Sưng đau tại vùng khớp ngón gần, đau có khi lan dọc theo đường đi của gân gấp ngón tay.


4. Điều trị và phục hồi ngón tay lò xò
4.1. Điều trị bằng thuốc: các loại thuốc uống và thuốc tiêm tại chỗ giúp chống viêm, giảm đau 
4.2. Điều trị không dùng thuốc 

       - Vật Lý Trị Liệu, Phục Hồi Chức Năng được chỉ định để giảm đau, giảm viêm,  tăng độ linh hoạt và tính mềm dẻo của ngón tay như một số phương pháp siêu âm dẫn thuốc, laser công suất cao, tập vận động... 
       - Bài tập giãn cơ nhẹ nhàng giúp giảm độ cứng và cải thiện chuyển động của ngón tay 
       - Đeo nẹp ngón tay ban đêm ở một số trường hợp có thể hữu ích 
       - Nghỉ ngơi và tránh các động tác liên tục lặp lại làm bệnh lí nặng hơn 
4.3. Phẫu thuật

       Nếu bệnh lý ở giai đoạn nặng, không đáp ứng với các điều trị trên và ảnh hưởng kéo dài đến chức năng của gân ,bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu.


 
5. Cách phòng ngừa bệnh ngón tay lò xo.

       - Bảo vệ ngón tay: Trong trường hợp bạn đang thực hiện các công việc đòi hỏi sử dụng ngón tay nhiều, hãy sử dụng băng hoặc găng tay để giảm áp lực lên ngón tay.
       - Nghỉ ngơi: Đảm bảo ngón tay được nghỉ ngơi đều đặn, đặc biệt sau những hoạt động đòi hỏi nhiều uốn cong và giựt gấp ngón tay.
       - Thực hiện bài tập giãn cơ: Bài tập giãn cơ tay và ngón tay có thể giúp duy trì sự linh hoạt và giảm căng thẳng trên các dây chằng và gân gấp.
       - Thăm khám khi thấy dấu hiệu: Nếu bạn có triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường về ngón tay, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm.
       NOTE: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ngón tay lò xo, thực hiện các biện pháp được chỉ dẫn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để kiểm soát triệu chứng và tránh tái phát.


        Viện Vật lý Y Sinh học với hơn 34 năm trong việc điều trị Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, laser thẩm mỹ bạn có thể đến để được khám, tư vấn và điều trị qua:

        Viện Vật lý Y Sinh Học
        Địa chỉ: 109A Pasteur, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
        Hotline/ zalo: 0981 107 109

 


 

 
← Bài trước Bài sau →
Icon-Youtube Youtube Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Lên đầu trang