Hiệu quả của laser hai bước sóng trong điều trị bệnh Zona

Hiệu quả của laser hai bước sóng trong điều trị bệnh Zona

Tóm tắt. Zona là bệnh cấp tính gây ra bởi virus, làm da bị tổn thương và gây đau nặng. Có rất nhiều phương pháp điều trị Zona trong đó điều trị bằng laser công suất thấp có nhiều ưu điểm, đặc biệt là việc kết hợp hai bước sóng 650nm và 940 nm mang lại hiệu ứng tổng hợp thúc đẩy quá trình lành hóa vết thương nhanh hơn.  Nghiên cứu điều trị trên 35 bệnh nhân cho thấy sau 5 ngày điều trị tất cả các bệnh nhân đều có mức độ đau giảm thấp hơn. Sau 10 ngày điều trị tất cả các bệnh nhân đều hết đau và lành tổn thương. Tỷ lệ khỏi bệnh đạt mức tốt chiếm 83%, đạt mức khá là 17%,và không có bệnh nhân đạt mức kém. Nghiên cứu này cho thấy có thể áp dụng áp dụng rộng rãi chiếu tia laser hai bước sóng kết hợp với các phác đồ thông thường khác trong điều trị bệnh Zona góp phần nhanh khỏi bệnh và giảm đau nhanh.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Zona (còn có tên gọi khác trong tiếng Anh là Zoster, Herpes Zoster hay Shingles)  là  một  bệnh  cấp tính do một loại virus có  tên  Varicella  Zoster  Virus gây viêm da, hạch thần kinh [1]. Bệnh  có  xu  hướng  tăng  nhanh  trong  những năm  gần đây,  từ  một  bệnh  ít  gặp  nay đã  trở thành  khá  phổ  biến  và  chiếm  tỷ  lệ  5-10% tổng  số  bệnh  nhân  da  liễu  nằm điều trị  nội trú tại  bệnh viện. Bệnh tiến triển lành tính nhưng cũng có thể gây một số biến chứng xấu làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh như bội nhiễm, giảm thị lực, teo cơ và đặc biệt là đau sau Zona. Người cao tuổi càng có nguy cơ bị đau sau Zona do sức đề kháng giảm. Mặc  dù, hiện nay việc chẩn đoán và điều trị bệnh Zona không khó khăn, nhưng nếu bệnh nhân không được điều  trị  tốt  sẽ  dễ  nhiễm  trùng,  gây sẹo xấu ảnh hưởng tới thẩm mĩ, nghiêm trọng hơn là bệnh có thể để lại các di chứng nặng nề như giảm thị lực, teo cơ, tổn thương một số cơ quan nội tạng, nhất là đau dai dẳng kéo dài nhiều tháng, nhiều  năm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị Zona như dùng thuốc kháng virus, tăng cường miễn dịch, phong bế thần kinh, chống viêm và giảm đau và chống đau [1]. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đề xuất laser công suất thấp với các bước sóng 660 nm, 780nm, 830 nm và 1064 nm như là một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho các loại thuốc để tăng tốc quá trình lành vết thương và giảm các triệu chứng khi điều trị [2-5]. Bước sóng 650 nm trong vùng của ánh sáng đỏ (600-660 nm) đem lại các đáp ứng kích thích sinh học, tăng hoạt tính các enzym, tăng chuyển hóa, chống viêm, kích thích tái tạo mô ở vùng bề mặt (thượng bì) trong khi bước sóng 940 nm trong vùng hồng ngoại (780-950 nm) cho phép xuyên sâu hơn trong lớp hạ bì có thể kích thích tái tạo collagen và các tổ chức sâu dưới da. Việc kết hợp 02 bước sóng sẽ mang lại hiệu ứng tổng hợp chống viêm, giảm đau và thúc đẩy nhanh hơn quá trình lành hóa vết thương ở các tổ chức da. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về việc kết hợp hai bước sóng này trong điều trị da liễu, đặc biệt là  bệnh Zona vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng chính là mục tiêu chính của nghiên cứu này.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35 bệnh nhân đến điều trị tại Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện 175 được chẩn đoán mắc bệnh Zona dưới một tuần, chưa điều trị gì, có tổn thương có mụn nước hoặc bọng nước tập trung từng chùm xen lẫn các đám dịch tiết hoặc vẩy tiết trên nền da đỏ, phù nề. Vị trí tổn thương khu trú ở một bên cơ thể, có thể có hạch cục bộ tại tổn thương. Bệnh nhân không mắc các bệnh nội khoa phối hợp (tim mạch, hô hấp, gan, thận thiết kế, và chế tạo với 2 bước sóng 650 nm và 940nm phát ở mức 100 mW, chiếu tia vuông góc và bao phủ toàn bộ bề mặt vết thương, mật độ công suất trung bình là 4 J/cm2, chiếu 1 lần/ngày, tối đa không quá 20 lần chiếu. Để theo dõi và đánh giá hiệu quả tác dụng của laser đối với bệnh Zona, chúng tôi sử dụng thang điểm đau VAS và  mức độ lành tổn thương da:

- Mức độ đau: Dựa vào thang đo độ đau VAS (Visual Analogue Scale), chia độ đau từ 0 –10, quy ước mô tả các mức độ đau và phân ra 4 mức sau:

+ Không đau: tương ứng 0 điểm (bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ một đau đớn khó chịu nào, ngủ được).

+ Đau nhẹ: tương ứng điểm đau từ 1-3 điểm (đau nhẹ hơi khó chịu, thấy khó ngủ nhưng vẫn ngủ được).

+ Đau vừa: 3 < điểm đau < 7 điểm (đau rất khó chịu, không thể nằm yên, phải trở mình, nghiêng qua nghiêng lại hoặc phản xạ kêu rên).

+ Đau nặng: tương ứng điểm đau 7 – 10 (đau vật vã quằn quại, toát mồ hôi, đau tột đỉnh và có thể choáng).

+ Điểm VAS giảm = điểm VAS trước ĐT - điểm VAS sau ĐT

+ Tỷ lệ điểm VAS giảm = điểm VAS giảm/ điểm VAS trước ĐT x 100%.

- Lành tổn thương: là toàn bộ tổn thương lành sẹo, hết mụn nước/bọng nước, hết tiết dịch, không còn vẩy tiết, da hết đỏ, hết phù nề.

- Đánh giá kết quả chung:

+ Tốt: Da lành tổn thương, hết đau (VAS = 0), di chứng: không, toàn thân: không sốt, không sưng hạch.

+ Khá: Da lành tổn thương, đau giảm nhiều hoặc đau nhẹ (VAS ≤ 3 điểm), di chứng: không, không sốt, không sưng hạch.

+ Trung bình: Da lành tổn thương, đau giảm ít (3 < VAS < 7 điểm), di chứng: không, không sốt, không sưng hạch.

+ Kém: Tổn thương da chưa lành sau 20 ngày điều trị, còn đau nhiều hoặc đau tăng (VAS ≥7 điểm), có thể có di chứng: liệt mặt, teo cơ…hoặc không, toàn thân có sốt, có sưng hạch hoặc không.

+ Số liệu được xử lý theo phần mềm thống kê SPSS 20.0, so sánh tỷ lệ % bằng test xvà số trung bình bằng t test, mối tương quan Regression/linear.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu này, đối tượng có độ tuổi từ 50 tuổi trở chiếm số lượng lớn (chiếm trên 70%), điều này phù hợp với đặc điểm của bệnh lý Zona khi tuổi càng cao sức đề kháng giảm thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng và di chứng đau càng nhiều. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới gần xấp xỉ như nhau, không có sự khác biệt nhiều, không tìm thấy sự liên quan đặc biệt nào của bệnh Zona với vấn đề giới tính. Đối với vị trí tổn thương Zona thì chủ yếu xuất hiện ở ngực – cánh tay và đầu mặt cổ (chiếm trên 60%), có thể là do vị trí ngực - cánh tay và đầu mặt cổ là những nơi có nhiều đường đi của dây thần kinh chi phối nên zona hay gặp ở những vị trí trên. Mức độ đau nặng chiếm tỷ lệ lớn (68,6 %), mức độ đau vừa (31,4%), không có mức độ đau nhẹ.  Điểm đau trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 6.9/10.

Về hiệu quả điều trị đau, Bảng 1 tổng hợp hiệu quả điều trị đau sau 5 ngày trên bệnh nhân. Số điểm đau giảm trung bình theo thang điểm VAS sau 5 ngày điều trị đạt 3.49, tỷ lệ đau giảm 50.34%. Sau 10 ngày (Bảng 2), số điểm đau giảm trung bình theo thang điểm VAS sau 10 ngày điều trị đạt 6.60, tỷ lệ điểm theo thang VAS giảm sau 10 ngày điều trị đạt 96.76 %.  Tất cả các bệnh nhân đã giảm đau hoàn toàn sau 10 ngày điều trị, không phân biệt giữa nam và nữ (Bảng 3).

Bảng 1. Thang điểm đau VAS trước và sau 5 ngày điều trị

Bảng 2. Thang điểm đau VAS trước và sau 10 ngày điều trị

Bảng 3. Thang điểm đau VAS theo giới tính

Về hiệu quả điều trị lành tổn thương, Bảng 4 cho thấy sau 5 ngày điều trị số bệnh nhân lành tổn thương chiếm 28.6%, sau 10 ngày  chiếm 71.4%, cho thấy thời gian làm lành tổn thương trong vòng 5-10 ngày điều trị chiếm đa số. Không có bệnh nhân nào cần điều trị quá 10 ngày.

Bảng 4. Thời gian làm lành tổn thương

Bảng 5. Kết quả sau 10 ngày điều trị

IV. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu này cho thấy laser hai bước sóng tạo hiệu quả tác dụng tốt của laser điều trị bệnh Zona: giảm đau và nhanh hồi phục vết thương. Do không có tác dụng phụ, nên phương pháp này có thể phối hợp cùng với các phương pháp khác trong điều trị zona.

V. LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ các y bác sĩ của khoa Vật lý trị liệu- phục hồi chức năng của bệnh viện Quân Y 175 trong khi thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Fatahzadeh M, Schwartz RA, J. Am. Acad. Dermatol. Vol.  57, 2007, pp. 737–763.

[2] Marotti J, Aranha AC, Eduardo Cde P, Ribeiro MS, Photomed. Laser.  Surg. Vol. 27, 2009, pp. 357–363.

[3] Eduardo CP, Bezinelli LM, Eduardo FP, Lopes RMG, Ramalho KM, Bello-Silva MS, Esteves-Oliveira M,  Lasers. Med. Sci. Vol. 27, 2012, pp. 1077–1083.

[4] Sanchez PJM, Femenias JLC, Tejeda AD, Tunér J, Photomed. Laser. Surg. Vol. 30, 2012, pp. 37–40.

[5] Eduardo CP, Bezinelli LM, Eduardo FP, Lopes RMG, Ramalho KM, Bello-Silva MS, Esteves-Oliveira M, Lasers Med Sci Vol. 27, 2012, pp. 1077–1083.

 

 

← Bài trước Bài sau →
Icon-Youtube Youtube Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Lên đầu trang